Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Chữa Bệnh Ho Công Hiệu Từ Tần Ô

Rau tần ô, Cải cúc, Cúc tần ô, hay Rau cúc. Thuộc họ cúc Ateraceae, rau Tần ô nguồn gốc vùng trung Cận Đông, được trồng ở nhiều nơi trên cả nước, dùng làm rau ăn vừa làm thuốc chữa bệnh.

Theo YHCT Rau Tần ô vị ngọt nhạt, hơi đắng the, mùi thơm, tính mát. Tác dụng kiện tỳ vị, tiêu đàm, giáng hỏa,  chua benh ho lâu ngày, viêm họng, đau mắt, đau đầu, thổ huyết.




Rau tần ô cũng là rau tương đối giàu năng lượng, để cung cấp cho cơ thể 25 calo cần sử dụng 138g rau tần ô, trong đó chứa 2g protid; 4,8 glucid, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin B1, C và một số vitamin A, Tần ô là loại rau mềm rất thích hợp với người già và trẻ em, biết chế biến và sử dụng có thể chữa bệnh hiệu quả.

Sau đây là bài thuốc đơn giản hiệu quả như:

Chữa bệnh tỳ vị hư hàn hay bị lạnh bụng đi cầu Rau tần ô nấu canh cá lóc cho thêm củ gừng. Chữa ho lâu ngày rau Tần ô nấu canh cá diếc cho thêm gia vị gừng hành.

Chữa đau đầu  ngoại cảm và nội thương: cải cúc 100g sắc uống hoặc nấu canh ăn.


Cảm cúm, ho, sốt, đau họng: Lấy một lượng rau cải cúc tươi, rửa sạch, cho vào bát tô, đổ cháo nóng lên độ 5 - 10 phút, trộn đều, ăn khi cháo còn nóng sẽ cho kết quả tốt.

Chữa bệnh ho ở trẻ em: rau cải cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho ít mật ong, hấp cách thủy lấy nước thuốc chia ra làm nhiều lần để trẻ uống.

Chữa bệnh ho lâu ngày:  rau cải cúc tươi rửa sạch 200g,  thịt cá riếc 50g Nấu thành canh, ăn liền 3 - 4 ngày.

Chữa nhức đầu kinh niên thì lấy lá cải cúc hơ nóng đắp lên hai bên thái dương và đỉnh đầu vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc lúc thấy nhức đầu. Đồng thời nấu canh cải cúc đã sắc uống.

Ghi chú Rau tần ô dễ bị nhiễm trứng giun nên nấu canh ăn chín, ăn sống, bóp giấm, sốt cà cần phải rữa thật sạch.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

3 Bài Thuốc Chữa Ho Từ Hoa

Trong dân gian có nhiều bài thuốc giúp chua ho hóa đàm rất hiệu quả, trong đó có sử dụng các loài hoa làm chủ dược, Y học cổ truyền gọi là “Chỉ khái hoa liệu pháp”. Ưu điểm của phương pháp này là rất an toàn, có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Sau đây là một số bài thuốc chữa ho bằng hoa đã được sử dụng nhiều trong dân gian.

Bài 1:  Chữa ho bằng hoa bách hợp

Hoa bách hợp còn gọi là hoa loa kèn. Theo Đông y, hoa bách hợp có vị ngọt nhạt, tính mát, có công năng dưỡng âm nhuận phế, thanh tâm, an thần, giải độc, nhuận trạng, lợi đại tiểu tiện… Thường dùng làm thuốc bổ, chữa ho, ho khan hoặc ho có đờm quánh, viêm phế quản , thần kinh suy nhược , mất ngủ …


Nguyên liệu: Hoa bách hợp 30g, Mật ong 50g.

Cách làm: Hai thứ trộn đều rồi đem hấp cách thủy, chia ăn 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong 7 ngày.

Bài 2: Chữa ho bằng hoa mai và khoản đông hoa

Hoa mai có nhiều tinh dầu như cineole, borneol, terpineol, indol… có tác dụng ức chế tốt các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp, giúp long đờm. Thường người ta phơi khô hoa mai, hãm với nước nóng, uống thay trà để giữ ấm đường hô hấp trong mùa đông, giảm ho, trừ ho do phế nhiệt, ho dai dẳng lâu ngày.

Hoa khoản đông có tên khoa học rất ý nghĩa là Tussilago, tức là “đuổi ho đi”. Theo Đông y loài hoa này có tác dụng từ gốc “phế” để chữa ho. Cụ thể giúp nhuận phổi, bổ phế, nâng cao đề kháng của hệ hô hấp, từ đó mà giảm ho tiêu đờm, đặc biệt tốt trong trường hợp viêm phế quản viêm phổi.


Nguyên liệu: Hoa mai khô 10g, Khoản đông hoa 10g, Gạo tẻ 60g, mật ong lượng vừa đủ.

Cách làm: Đem gạo nấu thành cháo rồi cho hoa mai và khoản đông hoa đã tán thành bột vào đun thêm 5 phút nữa, tiếp đó hoà thêm mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.

Bài 3: Chữa ho bằng kim ngân hoa

Kim ngân hoa có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cực mạnh, tác dụng trên rất nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Kim ngân hoa trị cúm là một trong những bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến vì nó giúp thanh nhiệt giải độc sát khuẩn. Ngoài ra Kim ngân hoa cũng rất hữu hiệu để chữa sốt cao, chân tay co giật ở trẻ nhỏ.


Cách làm: Sắc 30g Kim ngân hoa với 500ml nước trong 15 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, hòa thêm 50g mật ong, chia uống nhiều lần trong ngày.

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Công Hiệu Chữa Bệnh Ho Với Lá Me

Khi thời tiết giao mùa cũng là lúc nhiều người bị bệnh ho. Nếu không muốn chua benh ho với thuốc tây, bạn có thể tự làm chế phẩm xi rô từ lá me, gừng và nước cốt chanh để chữa bệnh ho.


Sở dĩ lá me, gừng và nước cốt chanh có được tác dụng này là vì chúng chứa nhiều tinh dầu quý có dược tính làm dịu và làm ấm đường hô hấp nên có thể trị những cơn ho thường do cảm mạo. Lưu ý là với những cơn ho do lao, ho gà, viêm phổi thì phải dùng thuốc chữa ho đặc trị.



Muốn chế biến xi rô từ lá me, gừng và nước cốt chanh: Cho khoảng 3 nắm lá me tươi rửa sạch vào nồi, xắt lát mỏng một củ gừng rồi trải đều trên lá me, cho thêm vào nồi 2 ly nước. Đun lửa liu riu trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi còn lại khoảng 1 ly, dùng vải sạch lọc lấy phần nước. Cho vào phần nước thu được khoảng nửa ly nhỏ đường rồi tiếp tục đem đun sôi cho đến khi dịch có dạng xi rô. Vắt lấy nước của 5 trái chanh đã loại bỏ hạt vào xi rô và khuấy đều.

Để chữa bệnh ho, người lớn mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần một muỗng canh. Trẻ em cũng uống mỗi ngày 4 lần nhưng mỗi lần một muỗng cà phê. Xi rô này cần được bảo quản trong tủ lạnh.